1968–87: Sự nghiệp solo George Harrison

Khởi đầu

Trước khi The Beatles chính thức tan rã, Harrison đã có cho mình 2 album nhạc hòa tấu riêng là Wonderwall MusicElectronic Sound. Wonderwall Music là phần nhạc cho bộ phim Wonderwall (1968) pha trộn âm nhạc phương Đông và Ấn Độ, trong khi Electronic Sound lại mang tính experimental hơn với sự góp mặt của máy chỉnh âm Moog[60]. Được ra mắt vào tháng 11 năm 1968, Wonderwall Music trở thành album solo đầu tiên của một Beatle được Apple Records phát hành chính thức dưới dạng LP[61]. Aashish KhanShivkumar Sharma là 2 nghệ sĩ Ấn Độ tham gia thực hiện album, trong đó họ đóng góp ca khúc experimental "Dream Scene" trước khi thu âm sáng tác của Lennon, "Revolution 9"[62].

Tới tháng 12 năm 1969, Harrison tham gia tour diễn ngắn vòng quanh châu ÂuMỹ của ban nhạc Delaney & Bonnie and Friends[63]. Trong quá trình đi diễn cùng Clapton, Bobby Whitlock, tay trống Jim Gordon cùng với Delaney và Bonnie Bramlett, Harrison đã bắt đầu viết nên những dòng đầu tiên của "My Sweet Lord" – ca khúc sau này trở thành đĩa đơn solo đầu tiên của ông[64]. Delaney Bramlett đã học hỏi nhiều từ Harrison cách chơi guitar, và sau này cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi âm nhạc của Harrison[65].

All Things Must Pass

Bài chi tiết: All Things Must Pass

Sau nhiều năm bị giới hạn lượng ca khúc đóng góp cho các album của The Beatles, Harrison quyết định cho phát hành album solo All Things Must Pass ngay năm 1970. Đây là một đa album[66], trong đó có 1 album-kép của Harrison, còn album thứ 3 là tập hợp các bản thu ngẫu hứng của ông cùng những người bạn[57][67][gc 5]. Được coi là sản phẩm solo xuất sắc nhất của Harrison, album này dễ dàng chiếm được vị trí quán quân ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương[68][69][gc 6]. Bản LP này bao gồm ca khúc nổi tiếng "My Sweet Lord", cùng với đó là đĩa đơn "What Is Life"[71]. Phil Spector là nhà sản xuất album theo kỹ thuật "Wall of Sound" của riêng ông. Danh sách các nghệ sĩ tham gia có Starr, Clapton, Gary Wright, Preston, Klaus Voormann, toàn bộ nhóm Delaney and Bonnie's Friends cùng với ban nhạc Badfinger[57][72][gc 7]. Cây viết Ben Gerson của tờ Rolling Stone miêu tả All Things Must Pass là "một sản phẩm kinh điển của Spector, WagnerBruckner; một thứ âm nhạc của những ngọn núi hùng vĩ nhất và của những chân trời rộng lớn nhất."[74] Nhà nghiên cứu âm nhạc Ian Inglis cho rằng phần lời của ca khúc nhan đề là "một sự công nhận tính vô thường trong cuộc sống con người... một kết luận đơn giản và sâu sắc" về ban nhạc cũ của Harrison[75]. Năm 1971, Bright Tunes kiện Harrison việc ca khúc này vi phạm bản quyền do nó có giai điệu gần giống với bản hit năm 1963 "He's So Fine" của ban nhạc The Chiffons[76]. Dù kiên quyết phủ nhận mình ăn cắp ý tưởng, song Harrison cuối cùng vẫn thua kiện vào năm 1976 khi tòa án tuyên bố rằng ông thực tế đã đạo nhạc một cách vô thức[77].

Năm 2000, khi Apple Records cho ra mắt ấn bản kỷ niệm 30 năm ngày phát hành album, Harrison vẫn tham gia tích cực vào hoạt động quảng bá khi ông trả lời phỏng vấn và nói: "Nó khiến tôi cảm thấy như mình vẫn sống cùng The Beatles. Nó ra đời chỉ ngay sau khi tôi rời nhóm và bắt đầu sự nghiệp riêng... Đó thực sự là một sự kiện hạnh phúc."[78] Ông cũng bình luận về quá trình sản xuất: "Vào thời đó, những nốt nhấn được sử dụng nhiều hơn so với cách tôi thường dùng hiện tại. Nói thực ra là tôi không thường dùng nốt nhấn lắm. Tôi không thích nó... Thực sự là rất khó để có thể quay ngược về hoàn cảnh của 30 năm trước để rồi giải thích bạn muốn gì vào lúc này."'[79]

Concert for Bangladesh

Bài chi tiết: Concert for Bangladesh

Theo lời đề nghị của Ravi Shankar, Harrison tổ chức một buổi hòa nhạc từ thiện, Concert for Bangladesh, vào ngày 1 tháng 8 năm 1971 tại Madison Square Garden ở New York với sự chứng kiến của khoảng 40.000 khán giả[80]. Số tiền mà hoạt động này thu về được sử dụng với mục đích hỗ trợ và chăm sóc những người tị nạn vì cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bangladesh[81]. Shankar là người mở màn buổi diễn, tiếp theo đó là những nghệ sĩ khác như Dylan, Clapton, Leon Russell, Badfinger, Preston và Starr[81].

Ấn bản đa album, Concert for Bangladesh, được Apple Corps phát hành cùng năm, rồi sau đó là bộ phim được ra mắt vào năm 1972. Nhưng những vấn đề về thuế và những chi tiêu bất cập sau đó đã gây ra nhiều vướng mắc trong việc phát hành. Harrison bình luận: "Buổi diễn về cơ bản đã thu hút rất nhiều người quan tâm tới vấn đề này... Số tiền mà chúng tôi quyên góp được chỉ là thứ yếu, để rồi chúng tôi lại dính phải vài rắc rối... nhưng nó vẫn còn rất nhiều... cho dù một phần không nhỏ đã bị đổ xuống sông xuống bể. Điều quan trọng nhất chính là việc chúng tôi đã nói lên được điều mình muốn và góp phần giúp cuộc chiến kết thúc."[82] Buổi diễn này được công nhận như là sự kiện khai sinh ra hành loạt các chương trình từ thiện sau này, trong đó có cả Live Aid[83][gc 8].

Từ Living in the Material World tới George Harrison

Living in the Material World (1973) đứng đầu trong vòng 5 tuần tại bảng xếp hạng Billboard, trong đó đĩa đơn "Give Me Love (Give Me Peace on Earth)" cũng có được vị trí quán quân tại Mỹ[85]. Tại Anh, album có được vị trí thứ 2 và tồn tại 12 tuần tại bảng xếp hạng, trong khi đĩa đơn trên vươn lên cao nhất là vị trí số 8[71]. Album được sản xuất cũng như thiết kế vô cùng chỉn chu, thể hiện rõ tín ngưỡng Ấn Độ giáo của Harrison[86]. Theo cây viết Green, album này "bao gồm những sáng tác xuất sắc nhất sự nghiệp của Harrison"[87]. Stephen Holden của tạp chí Rolling Stone gọi album này là "vô cùng nổi bật" và "thu hút một cách sâu sắc... độc tôn trong những câu chuyện về niềm tin và sự diệu kỳ trong vầng hào quang của mình"[88]. Một vài đánh giá khác nhìn nhận với vẻ thiếu tích cực, cho rằng album còn vụng về, quá phô trương tính mộ đạo mà bỏ qua cảm xúc, và những điều đó có làm cho Harrison đôi chút nản lòng[89].

Tháng 11 năm 1974, Harrison tổ chức Dark Horse Tour, trở thành cựu Beatle đầu tiên đi lưu diễn tại Bắc Mỹ[90]. Ngoài các khách mời là các nghệ sĩ như Preston, Tom Scott, Willie Weeks, Andy NewmarkJim Horn, tour diễn cũng sử dụng rất nhiều nhạc cụ Ấn Độ truyền thống cũng như cách tân được trình diễn bởi ban nhạc Ravi Shankar, Family and Friends[91]. Cho dù có được vài đánh giá tích cực, nhìn chung tour diễn là một sự thất bại với nhiều lời chê bai về nội dung, cấu trúc và thời lượng chương trình: vào thời điểm đó, buổi trình diễn trực tiếp có độ dài 2 tiếng rưỡi là quá lớn[92]. Nhiều người hâm mộ không hài lòng về màn trình diễn của Shankar khi họ chỉ mong muốn được xem Harrison biểu diễn, trong khi số khác lại phản đối, như Inglis miêu tả, rằng Harrison giống như đi "giảng đạo"[93]. Ngoài ra, anh thậm chí còn khai thác lại nhiều phần lời từ các ca khúc của The Beatles, và nhiều đoạn thay thế bị coi là "sự công kích miễn phí"[93]. Mặt khác, chất giọng viêm-thanh-quản của anh cũng gây nhiều thất vọng cho người hâm mộ, khiến nhiều người giễu cợt và đọc trệch tên buổi diễn thành "Dark Hoarse"[gc 9][94]. Harrison thực sự bị tổn thương nghiêm trọng vì những phản ứng sau tour diễn tới mức ông chỉ trở lại đi diễn vào những năm 90[93]. Cây viết Robert Rodriguez bình luận: "Nếu như Dark Horse Tour có thể bị coi như là một thất bại ghê gớm thì thực tế có nhiều người hâm mộ lại tỏ ra đồng cảm với những gì đang diễn ra. Họ trở nên hào hứng, có ý thức rằng họ vừa được trải qua một thứ gì có vô cùng ý nghĩa mà có lẽ không bao giờ có thể được lặp lại"[95]. Leng thì cho rằng tour diễn là một "đột phá" và "cách mạng trong việc truyền bá âm nhạc Ấn Độ"[96].

Tới tháng 12, Harrison cho phát hành album Dark Horse, sản phẩm khiến anh nhận được ít ý kiến tích cực nhất sự nghiệp[97]. Tờ Rolling Stone nhận xét đây là "một hệ thống các ca khúc không đúng với trình độ, được làm tới ngày chót, làm yếu đuối đi khả năng không thể kể xiết của anh để cho ra mắt "một bản LP mới", thuật lại toàn bộ ban nhạc và cả tour diễn xuyên quốc gia chỉ 3 tuần trước đó."[98] Album cũng có được vị trí số 4 tại Billboard, trong khi đĩa đơn "Dark Horse" có được vị trí thứ 15; song cả hai đều thất bại trong việc chiếm được một vị trí tại Anh.[99][gc 10]. Nhà phê bình âm nhạc Mikal Gilmore nhận xét album này là "một trong những sản phẩm yêu thích nhất của Harrison – một bản thu nói về những thay đổi và mất mát."[100]

Album cuối cùng của Harrison được EMI và Apple Records sản xuất là một ấn bản nhạc soul có tên Extra Texture (Read All About It) (1975)[101]. Tuy nhiên, ông lại coi đây là sản phẩm nhàm chán nhất trong số 3 album mà anh thực hiện kể từ sau All Things Must Pass[102]. Leng nhìn nhận nhiều ca khúc trong album là "cay đắng và thất vọng", trong khi người bạn vong niên Klaus Voormann lại bình luận: "Anh ấy không sẵn sàng cho nó... Đó là một khoảng thời gian không tốt và tôi ngờ rằng anh ấy đã dùng rất nhiều cocaine, và quả thực tôi đã thấy vậy... Tôi không thích cái cách nghĩ của anh ấy lúc đó."[103] Harrison cho phát hành 2 đĩa đơn theo kèm, đó là "You" (được xếp hạng tại Billboard Top 20) và "This Guitar (Can't Keep from Crying)" – đĩa đơn cuối cùng của ông dưới nhãn đĩa Apple[104].

Thirty Three & 1/3 (1976) là album đầu tiên của Harrison được phát hành bởi hãng đĩa mới – Dark Horse Records, trong đó 2 đĩa đơn thành công của ông là "This Song" và "Crackerbox Palace" đều nằm trong top 25 tại Mỹ[105][gc 11]. Diễn viên Eric Idle từ nhóm Monty Python đã đạo diễn video cho ca khúc "Crackerbox Palace" và tạo nên một ấn bản hài hước cho ca khúc này[108]. Với nhiều cải tiến về giai điệu cũng như việc sử dụng nhạc cụ, cùng với đó đề cập tới nhiều chủ đề hơn là những thông điệp tôn giáo như trước kia, Thirty Three & 1/3 trở thành album nhận được nhiều phản hồi tích cực nhất của Harrison ở Mỹ kể từ All Things Must Pass[108][gc 12]

Năm 1979, sau khi con trai Dhani ra đời, ông cho phát hành album George Harrison. Cả album lẫn đĩa đơn "Blow Away" đều có mặt trong top 20 của Billboard[110]. Album này cũng đánh dấu sự rút lui dần của Harrison khỏi đời sống âm nhạc, mặt khác là sự phát triển của những ý tưởng mà ông từng thành công với All Things Must Pass. Năm 1978, cái chết của người cha vào tháng 5 và sự ra đời của con trai đầu lòng vào tháng 8 đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới quyết định của Harrison dành nhiều thời gian hơn cho gia đình[111]. Leng miêu tả album này "rất giàu giai điệu và tươi mát... thanh bình... album của một người đàn ông đã sống với giấc mơ rock 'n' roll 2 lần và giờ đang ở bên gia đình cùng những điều hạnh phúc nhất."[111]

Từ Somewhere in England tới Cloud Nine

George Harrison trình diễn ca khúc "Here Comes the Sun" vào năm 1987 tại Nhà hát Wembley

Vụ ám sát John Lennon vào ngày 8 tháng 12 năm 1980 đã gây chấn động mạnh mẽ và càng khiến Harrison muốn kéo dài thời gian sống ẩn dật khỏi những kẻ cuồng tín[112]. Đó là một mất mát sâu sắc khi trái với McCartneyStarr, Harrison lại không thường xuyên liên lạc với Lennon vào những năm cuối[113][gc 13]. Nói về vụ ám sát, ông bình luận: "Sau tất cả những gì chúng tôi từng trải qua, tôi đã và vẫn dành cho Lennon một tình yêu và lòng tôn trọng rất lớn. Tôi thực sự bị sốc và choáng váng."[112]

Harrison đã sửa toàn bộ phần lời ca khúc mà anh định dành cho Starr để tưởng nhớ Lennon[114]. "All Those Years Ago" – với phần góp giọng của PaulLinda McCartney cùng Starr chơi trống – có được vị trí số 2 tại Mỹ[115][116]. Đĩa đơn đó sau này được đưa vào album Somewhere in England (1981) của ông[117]. Harrison sau đó quyết định không phát hành bất kể một album nào trong vòng 5 năm sau khi Gone Troppo (1982) chỉ có được một chút thành công và vài đánh giá tích cực[118].

Trong quãng thời gian đó, Harrison tham gia rất nhiều buổi diễn trong vai trò khách mời, chẳng hạn như chương trình tưởng nhớ Carl Perkins vào năm 1985 có tên Blue Suede Shoes: A Rockabilly Session[119][gc 14]. Năm 1986, ông bất ngờ xuất hiện ở phần cuối buổi hòa nhạc từ thiện Heart Beat 86 nhằm quyên góp tiền cho Bệnh viện nhi Birmingham. Đúng 1 năm sau, ông trình diễn 2 ca khúc "While My Guitar Gently Weeps" và "Here Comes the Sun" trong buổi diễn từ thiện của The Prince's Trust[gc 15] tại Nhà hát Wembley ở thành phố London[121]. Tháng 2 năm 1987, Harrison tham gia cùng Dylan, John Fogerty và Jesse Ed Davi biểu diễn trực tiếp suốt 2 giờ với nghệ sĩ nhạc blues Taj Mahan. Ônh nhớ lại: "Bob gọi cho tôi rồi hỏi rằng liệu tôi có thích ra ngoài buổi tối và gặp Taj Mahan... Và thế là chúng tôi tới đó, được tặng vài cốc bia Mexico – rồi lại được thêm vài cốc nữa... Rồi Bob nói: "Này, tại sao chúng ta không thử trong khi cậu có thể hát?" Nhưng cứ mỗi khi tôi tới gần chiếc mic, Bob lại tiến tới và bắt đầu hát. Thứ đó nghe mới kinh làm sao, như kiểu muốn quẳng tôi ra xa vậy."[122]

Tháng 11 năm 1987, Harrison cho phát hành album bạch kim Cloud Nine[123][124]. Đồng sản xuất cùng Jeff Lynne từ Electric Light Orchestra, album này bao gồm một ca khúc của James Ray có tên "Got My Mind Set on You", đạt vị trí quán quân tại Mỹ và số 2 tại Anh[125][126]. Ấn bản video theo kèm của ca khúc có được lượng phát sóng rất đáng kể[127], trong khi đĩa đơn còn lại là "When We Was Fab" nói về quãng thời gian cùng The Beatles thì được 2 đề cử tại Giải Video âm nhạc của MTV năm 1988[128]. Được thu tại nhà riêng ở Friar Park, phần chơi guitar của Harrison được hỗ trợ bởi rất nhiều nghệ sĩ xuất chúng, bao gồm những người bạn lâu năm như Clapton, Keltner, và Jim Horn – người miêu tả về thái độ thoải mái và thân thiện của Harrison suốt quãng thời gian ghi âm: "George làm cho tôi thấy như ở nhà, dù rằng đang ở nhà anh ấy... Có lần anh ấy cùng tôi ngồi trong toilet để thử chơi chiếc soprano saxophone của tôi, rồi họ thu âm nó với một thứ âm thanh vang tới tận cuối hành lang. Tôi cứ nghĩ họ đang đùa... Có lần, anh ta bắt tôi phải dừng đoạn chơi saxophone solo vì anh ấy muốn mang cho tôi một tách trà lúc 3 giờ chiều, thêm một lần nữa. Tôi lại nghĩ rằng anh ấy đang đùa."[129] Cloud Nine lần lượt có được vị trí số 8 và số 10 tại Mỹ và Anh, cùng lúc rất nhiều ca khúc trong album này được có mặt trong bảng xếp hạng của Billboard, có thể kể tới "Devil's Radio", "This Is Love" và "Cloud 9"[125].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: George Harrison //nla.gov.au/anbd.aut-an36196566 http://www.cbc.ca/news/arts/george-harrison-honour... http://www.allmusic.com/album/brainwashed-mw000023... http://www.allmusic.com/album/cloud-nine-mw0000193... http://www.allmusic.com/album/george-harrison-mw00... http://www.allmusic.com/song/got-my-mind-set-on-yo... http://www.allmusic.com/song/i-wont-back-down-mt00... //www.amazon.com/dp/B007JWKLMO http://www.billboard.com/bbcom/yearend/2005/centur... http://www.concertforbangladesh.com/